NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ NHÀ PHỐ CÓ TẦNG HẦM

Hiện nay, do nhu cầu của chủ nhà mà nhiều thiết kế nhà phố thường bao gồm tầng hầm. Nhiều người cho biết việc xây nhà gồm tầng hầm giúp cho ngôi nhà tăng diện tích sử dụng lên nhiều sao với mô hình nhà ở thông thường.

Thiết kế nhà phố có tầng hầm là gì?

Thiết kế tầng hầm được sử dụng phổ biến trong các công trình nhà phố nhằm tận dụng tối đa diện tích trống để tạo không gian sử dụng cho ngôi nhà. Tầng hầm là mô hình có một hoặc nhiều tầng được thiết kế nằm hoàn toàn hoặc 1 phần dưới sàn tầng 1 hoặc nằm sâu trong lòng đất. Trong thiết kế nhà phố, tầng hầm được xây dựng để làm nơi để xe máy, gara ô tô, nhà kho để đồ hay thậm chí là sử dụng như một tầng nhà ở bình thường.

tang-ham-dang-dan

Tầng hầm đang dần trở nên thông dụng trong thiết kế nhà phố

Lưu ý khi thiết kế nhà phố có tầng hầm

Một vài lưu ý khi thiết kế tầng hầm nhà dân bạn cần ghi nhớ để có được không gian sử dụng tối ưu nhất

Kích thước

Nếu xây dựng tầng hầm cho nhà phố với mục đích làm gara ô tô thì kích thước tối thiểu cho phép của tầng hầm là 3m x  5m đối với xe 4 chỗ loại nhỏ và 3m x 5,5m đối với xe 4 chỗ loại thân dài.

Khi thiết kế tầng hầm để xe cho không gian nhà phố cần chú ý đến diện tích sao cho hài hòa với quy mô nhà ở. Nếu nhà phố của bạn dùng để kinh doanh, đầu tư, có nhiều tầng và cần nhiều không gian để xe thì nên làm tầng hầm rộng. Hoặc nếu chỉ dùng để ở thông thường, bạn có xây tầng hầm vừa phải để phù hợp với số lượng xe của các thành viên trong gia đình.

Để tiết kiệm chi phí làm móng, bạn có thể xây tầng hầm theo dạng tầng trệt thấp, từ ngoài vào gặp cầu thang dẫn thẳng lên tầng lửng. Cách làm này giúp đảm bảo được sự thông thoáng cho tầng hầm và tránh được nguy cơ ngập úng.

tang-hamdang-tret

Tầng hầm dạng trệt thấp giúp tiết kiệm chi phí cho thiết kế nhà phố

Hướng vào của tầng hầm

Đường đi của xe khi vào tầng hầm nên là lối đi thẳng, hạn chế uốn lượn hoặc cắt ngang lối đi bộ của ngôi nhà.

Ngoài ra, để tạo sự an toàn cho việc lưu thông xe, nhiều tầng hầm thường thiết kế thêm những rãnh xẻ để tạo độ ma sát, chống trơn trượt tại lối lên xuống hầm.

Cấu tạo tường và trần của tầng hầm

Tầng hầm là nơi bị giới hạn về ánh sáng mặt trời nên hãy sơn tường bằng những gam màu sáng để tạo sự thoải mái, bạn nên lựa chọn lạoi sơn dễ lau chùi và chống bám bẩn cho tầng hầm. Vì lối lên xuống tầng hầm có độ dốc nên hãy chọn những vật liệu chống mài mòn và không trơn trượt cho bề mặt sàn.

Hệ thống ánh sáng hợp lý

Tầng hầm bị hạn chế về ánh sáng tự nhiên nên hãy sử dụng bóng đèn neon hoặc compact để đủ ánh sáng và tiết kiệm điện. Cần chú ý đến yếu tố thông gió của tầng hầm nhà phố. Ngoài cửa thông gió, hãy lắp đặt thêm quạt thông gió để hút khói xe và có thể cả mùi xăng dầu ra ngoài.

Độ dốc an toàn

Độ dốc cho phép của tầng hầm theo tiêu chuẩn xây dựng là 15 – 20% so với chiều sâu vốn có của hầm. Chiều cao của hầm cần tính toán tỉ mi và phù hợp để đảm bảo các phương tiện khi di chuyển không bị đụng trần. Khi làm đường dốc cho tầng hầm nhà phố cần lưu ý tránh trường hợp ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi xe lên xuống hầm.

Ngoài ra, để nước không bị chảy xuống hầm theo độ dốc, cần bố trí cắt nước ở đầu và cuối dốc hầm.

tang-ham-can-dam-bao

Tầng hầm cần đảm bảo độ dốc hợp lý

Tính an toàn cho thiết kế tầng hầm

Vì là nơi để xe nên tầng hầm thường là nơi dễ xảy ra cháy nổ nhất. Bạn nên lắp đặt hệ thống báo khói và báo cháy khi thiết kế nhà phố có tầng hầm để đảm bảo sự an toàn cho mọi thành viên. Đối với các hóa chất chuyên dụng để sửa xe, cần để chúng ở một khu vực riêng biệt. Không để chất dễ cháy nổ trong khu vực tầng hầm.

Tầng hầm không bị ảnh hưởng bởi vấn đề ngập nước

Điều quan trọng khi xây dựng tầng hầm cho nhà phố chính là vấn đề chống ngập và úng nước. Cần phải thiết kế một nơi thu và thoát nước tại khu vực ra, vào hầm để nước không bị chảy từ ngoài vô cũng như phải luôn có bơm hút nước ra ngoài. Nhiều tầng hầm được đúc bê tông cho cả vách hầm để tránh cho hầm bị thấm từ ngoài vào, giúp tiết kiệm chi phí cho việc sửa chữa sau này.

Vì nằm ở khu vực dưới cùng nên tầng hầm rất dễ bị bít bùng, khi xây dựng tầng hầm, hãy chú ý đến việc thiết kế giếng trời để khu vực này được thông thoáng, đảm bảo được khu vực này luôn có đầy đủ ánh sáng mặt trời. Nếu thiết kế nhà phố có quá nhiều tầng khiến cường độ ánh sáng chiếu xuống không đủ, gia chủ có thể dùng gương phản chiếu để tăng thêm ánh sáng cho khu vực này. Nếu đặc bếp tại khu vực tầng hầm thì hãy bố trí bếp ở khoảng thông tầng để không gian bếp được dẫn khí tốt hơn.

Với những lưu ý cơ bản nhất về thiết kế nhà phố có tầng hầm, ARC REAL tin rằng bạn sẽ có những lựa chọn đúng đắn nhất cho việc bố trí tầng hầm cho tổ ấm của mình.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.