TOP 4 ĐẶC ĐIỂM CỦA THIẾT KẾ NỘI THẤT MANG PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG

Phong cách Đông Dương (hay còn được gọi là phong cách nội thất Indochine) là một phong cách do người Pháp sáng tạo từ thế kỷ 20. Tại nước ta, hầu hết những công trình mang phong cách Đông Dương đều đã trải qua một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, những nét đẹp trong phong cách nội thất Đông Dương luôn giữ được giá trị, bản sắc riêng khi đem nó so sánh với các công trình kiến trúc hiện đại hiện nay.

Khái niệm và sự hình thành của phong cách Đông Dương

Phong cách Đông Dương kết quả của sự kết hợp nhịp nhàng của phong cách tân cổ điển Pháp với những đặc điểm nổi bật của bản sắc dân tộc Việt. Đây là sự giao thoa đầy tinh tế và đặc sắc của hai nền văn hóa Đông – Tây với những điểm khác biệt rõ rệt góp phần tạo nên một phong cách mới mẻ, phù hợp với quan điểm mỹ thuật.

Nguồn gốc của phong cách Đông Dương

Phong cách Đông Dương được hình thành từ những ngày đầu của thế kỷ 20. Đây là tên gọi của loại kiến trúc do những kiến trúc sư người Pháp sống ở nước ta sáng tạo nên. Tuy nhiên, sau một thời gian tồn tại thì những kiến trúc và phong cách nội thất mang từ Pháp đã bộc lộ nhiều điểm bất cập không phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, gió mạnh… hay những phong tục tập quán, truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan ở nước ta. Chính vì thế, các kiến trúc sư người Pháp đã phải tìm ra những phương án thay đổi để phù hợp với thị hiếu của dân Việt thời bấy giờ.

khong-gian

Không gian nội thất đậm dấu ấn của phong cách Đông Dương.

Đặc điểm phong cách Đông Dương

Ngoài vấn đề thẩm mỹ thì các đặc điểm nổi bật có thể nhận thấy trong phong cách Đông Dương chính là màu sắc, vật liệu, hoa văn họa tiết và trang thiết bị.

1. Màu sắc

Phong cách Indochine thưởng hay sử dụng những gam màu trung tính như vàng nhat, vàng kem và trắng để tạo nên cảm giác tươi mát phù hợp với môi trường khí hậu nhiệt đới Việt Nam. Hầu hết không gian nội thất là sự kết hợp hài hòa giữa các gam màu trung tính và màu sắc ấm áp của gỗ, dụng cụ làm từ mây tre nứa đặc trưng của vùng đất Á Đông.

Bên cạnh đó, một số màu sắc như vàng cam, đỏ, tím đôi khi được sử dụng làm màu chủ đạo của phong cách này nhằm làm nổi bật lên không gian kiến trúc của căn phòng.

2. Vật liệu

Chất liệu gỗ

Gỗ là vật liệu được sử dụng trong hầu hết các phong cách thiết kế khác nhau. Trong phong cách Đông Dương, gỗ được sử dụng vì chúng mang đến cảm giác mềm mại và bền chắc, tạo được sự sang trọng và ấm áp cho không gian. Gỗ cũng là vật liệu chính trong hầu hết công trình xây dựng theo phong cách Đông Dương.

Chất liệu tre

Một vật liệu nữa mang đặc trưng của phong cách Đông Dương chính là tre vì chúng có độ bền cao với khả năng chống lại sự xâm nhập cua mối mọt cùng với việc dễ dàng uốn dẻo. Với khả năng dễ tạo hình, tre thường được sử dụng để làm đồ trang trí, vách ngăn hoặc trang thiết bị trong những công trình mang phong cách Đông Dương.

Gạch bông, gạch nung

Đây là một dòng vật liệu thường xuyên được sử dụng trong các thiết kế Đông Dương. Ưu điểm của loại gạch này là mang đến sự sang trọng, tinh tế và tạo ra tính nghệ thuật cho các công trình. Dòng gạch thường được dùng để lát nền và ốp tường nhà bếp.

tre-go

Tre,gỗ và gạch bông là các chất liệu đặc trưng của phong cách này.

3. Hoa văn họa tiết

Với sự kết hợp của yếu tố mỹ thuật truyền thống Việt Nam, đặc điểm nổi bật nhất của phong cách Đông Dương chính là những họa tiết hoa văn. Các loại hoa văn được cách điệu từ hoa lá và được khắc họa tỉ mỉ từ thời An Nam đã được những kiến trúc sư người Pháp tổng hợp lại và hình thành nên các loại hoạt tiết sắc xảo, tinh tế, mang giá trị nghệ thật cao.

Họa tiết Kỉ Hà

Họa tiết này được tạo nên từ những họa tiết mắc lưới hình thoi với độ dài, ngắn khác nhau. Những hình thoi sẽ có cạnh hơi cong nhẹ, họa tiết mắc lưới hình lục giác như vảy trên mai rùa. Họa tiết Kỉ Hà thường được ứng dụng nhiều trong những vật trang trí nhỏ.

Họa tiết hình chữ nhật

Những họa tiết bao gồm chữ Hán: Thọ, Hỷ, Phúc, Lộc được cách điệu vô cùng giản đơn, gắn liền với những đường kỷ hà, và đan xen chồng lớp với nhau. Được thiết kế theo phong cách Đông Dương, chúng thường được gói gọn trong 1 ô vuông hoặc tự do theo nét.

Họa tiết tĩnh vật

  • Trái châu: thường xuất hiện ở trên nóc đền của ngôi chùa. Họa tiết trái châu và 2 con rồng thường được cách điều ở đầu góc mái.
  • Bát bửu: gồm nhiều hình tĩnh vật, bộ bát bửu thường thấy gồm: quả bầu, quạt, gươm, đàn, sách, bút, phất trần, cây sao.

Họa tiết hoa lá

Đặc điểm phong cách Đông Dương còn được nhận biết qua các họa tiết hoa lá biểu trưng cho 4 mùa bao gồm: Mai, Tùng, Trúc, Cúc, Sen.

Họa tiết hình thú

Họa tiết này được cách điệu từ những loài vật cổ mà theo người Việt là sẽ mang lại điều lành. Những họa tiết này không đứng riêng lẻ mà được kết hợp với những họa tiết hình chữ, kỷ hà, hồi văn. Họa tiết tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng hay những họa tiết hình dơi, cọp, sư tử.

4. Trang thiết bị

Trong phong cách Indochine, đồ trang trí có thể là tượng Phật, phù điêu, bình phong hoặc những đồ được chạm khắc thủ công như tủ, bàn ghế.

phong-cach

Phong cách Đông Dương mang đến sự ấm cúng, thanh lịch cho không gian.

Bằng tất cả sự kết hợp trên đã tạo nên một không gian ấm cúng nhưng không kém phần ấm cúng. Qua thời gian, phong cách Đông Dương vẫn giữ cho mình một dấu ấn rất riêng biệt nhưng vẫn mang trong mình sự thanh lịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.